Chi tiết tin - Xã Thanh - Hướng Hóa

kế hoạch cải cách hành chính năm 2024

8:41, Thứ Sáu, 12-4-2024

 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về đẩy mạnh CCHC tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025; Chương trình hành động số 28-CTr/HU, ngày 17/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 25-KH/ĐU ngày 01/4/2022 của Đảng uỷ xã về thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh cải cách hành chính tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 25/4/2022 của UBND xã Thanh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước của xã Thanh giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến năm 2030, nhằm tiếp tục xây dựng nền hành chính của xã ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động thông suốt, hiệu quả.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đó trọng tâm cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân.

-Khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác CCHC của xã năm 2023; nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các ban ngành, đoàn thể; giải quyết tốt các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và tạo môi trường đầu tư kinh doanh, hấp dẫn nhà đầu tư vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã.

-Duy trì, nâng cao thứ hạng chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), chi số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) trên địa bàn xã.

2. Yêu cầu

  • Đổi mới tư duy, đổi mới lề lối làm việc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các nhiệm vụ CCHC năm 2024; Kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Công chức chuyên môn phối hợp hiệu quả hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ CCHC được giao.

-Chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mức độ hài lòng của người dân, tổ chức là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để tổ chức, triển khai thực hiện và gắn với các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triên kinh tế- xã hội ở địa phương và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

  • Bố trí đủ nguồn lực và có giải pháp triển khai cụ thể để đảm bảo tính khả thi của Kế hoạch này.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo điều hành

-Tiếp tục triển khai Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021- 2030 theo quy định của Chính phủ, Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2021 về đẩy mạnh CCHC tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 của Tỉnh ủy Quảng Trị.

-Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền CCHC thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030, các văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện, xã giai đoạn 2021-2025 và của năm 2024.

-Duy trì chế độ họp Ban chỉ đạo CCHC xã mỗi năm 02 lần để triển khai, thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo theo kế hoạch.

-Rà soát Bộ chỉ số đánh giá CCHC, hoàn thành nhiệm vụ để bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế.

-Tiếp tục thực hiện các giải pháp kịp thời, phù hợp để cải thiện và nâng cao các Chỉ số PAR INDEX, PAPI, SIPAS; thực hiện tự đánh giá Chỉ số cải cách hành chính theo quy định.

-Gắn kết quả CCHC với công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nhiệm vụ về CCHC.

-Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra: kiểm tra công vụ, kiểm tra công tác CCHC…; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao và chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật và kỷ cương trong bộ máy hành chính.

-Tiếp tục thực hiện ký cam kết giữa Trưởng BCĐ CCHC xã với Trưởng BCĐ CCHC huyện nhằm tăng cường trách nhiệm trong thực hiện các nội dung, nhiệm vụ CCHC.

-Tổ chức đối thoại (ít nhất 2 lần trong năm) giữa chính quyền với tổ chức, công dân trên địa bàn nhằm giải quyết những vướng mắc khó khăn về thủ tục hành chính, khiếu nại, tố cáo ...; khảo sát đo lường mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ của cơ quan hành chính.

2. Cải cách thể chế

  • Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể, khả thi, minh bạch, ổn định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Thực hiện đầy đủ việc đánh giá tác động của chính sách trong quy trình xây dựng văn bản QPPL, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, ban ngành tham mưu ban hành chính sách, văn bản QPPL.
  • Rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản QPPL đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, trọng tâm là các văn bản QPPL liên quan đến tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức. Tăng cường công tác kiểm tra văn bản QPPL, kịp thời phát hiện và xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
  • Hoàn thành việc hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019-2023 theo kế hoạch đề ra. Công khai, minh bạch văn bản QPPL; xây dựng, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách của ngành và địa phương tạo động lực cho phát triển.
  • Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chú trọng công tác tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản QPPL.
  • Thực hiện đúng, đầy đủ quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật; kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vấn đề mới phát sinh trong tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt gắn kết với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

3. Cải cách thủ tục hành chính

  • Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền và một số lĩnh vực trọng tâm: kinh doanh, đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, Tư pháp; rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước. Tập trung rà soát và cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hoá TTHC trên cơ sở liên thông điện tử và tái sử dụng dữ liệu để xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm.
  • Ứng dụng công nghệ số để cải tiến các quy trình, thủ tục của các cơ quan hành chính.  Giải quyết TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, liên thông giữa các cơ quan hành chính, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính Nhà nước; thanh toán trực tuyến trong giải quyết hồ sơ TTHC.
  • Tổ chức triển khai thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận một cửa.
  • Thực hiện số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐCP, gắn việc số hoá với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC; Đẩy mạnh triển khai chứng thực bản sao điện tử từ  bản chính.
  • Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và công tác phối hợp trong tiếp nhận giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công. Thực hiện nghiêm việc báo cáo giải trình của người đứng đầu, xin lỗi người dân, doanh nghiệp và kịp thời khắc phục đối với các trường hợp để xảy ra quá hạn, tiêu cực trong giải quyết hồ sơ TTHC; thực hiện công tác tự kiểm tra công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm TTHC, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng quy định hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, giải quyết TTHC.
  • Thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; chấm dứt tình trạng không trả lời hoặc trả lời chung chung, không cụ thể, không rõ ràng dứt khoát, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước

  • Tiếp tục kiện toàn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của các tổ chức, ban ngành xã theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan.
  • Thực hiện nghiêm các quy định về phân cấp quản lý; triển khai thực hiện quy định phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm trong cơ quan Nhà nước. Triển khai kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý Nhà đã được phân cấp.
  • Tăng cường công tác kiểm tra về tổ chức bộ máy, biên chế vị trí việc làm của cơ quan.

5. Cải cách chế độ công vụ

  • Cơ cấu, sắp xếp đội ng  cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, khung năng lực, đảm bảo đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
  • Thực hiện đúng quy định công tác sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. 
  • Tổ chức, cử cán bộ công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ  cán bộ, công chức, đặc biệt tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho đội ngũ  công chức làm việc tại bộ phận một cửa.
  • Ban hành các văn bản chấn chỉnh việc chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện công vụ, đạo đức công vụ, tác phong lề lối làm việc của cán bộ, công chức.
  • Việc sử dụng, quản lý biên chế phải đạt được mục tiêu của Nghị quyết
    số 18- NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị.
  • Tiếp tục thực hiện tốt công tác giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức đảm bảo theo quy định. Triển khai hiệu quả việc áp dụng chế độ chính sách tiền lương, chuyển xếp lương cán bộ, công chức sau khi Chính phủ ban hành quy định hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức.

 6. Cải cách tài chính công

-Tiếp tục thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐCP; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính.

-Thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch. Phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn xã.

-Bố trí ngân sách để mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho bộ phận một cửa nhằm đáp ứng cho yêu cầu giải quyết các TTHC và một của điện tử thuộc UBND xã.

-Tăng cường công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước, thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Pháp luật.

-Kiểm tra, giám sát việc thu phí, lệ phí trong việc giải quyết TTHC theo quy định đảm bảo thu đúng, thu đủ không để thất thoát.

- Xây dựng sửa đổi bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công kịp thời, công khai minh bạch và phòng chống tham nhũng, lãng phí về chế độ hội nghị, công tác phí, chi đón tiếp khách…

-Thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra (nếu có).

7. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

-Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

  • Quản lý, vận hành, đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu và triển khai hiệu quả các hệ thống phần mềm: hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; phần mềm theo dõi thực hiện nhiệm vụ UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện giao; Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh; hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh; hệ thống họp trực tuyến; phân hệ lập hồ sơ điện tử, giao nộp hồ sơ điện tử vào Lưu trữ cơ quan trên phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; Trang thông tin điện tử của UBND xã.

 - Đẩy mạnh triển khai, thực hiện hoàn thành đúng và trước hạn các nhiệm vụ do UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện giao thông qua hệ thống theo dõi nhiệm vụ của UBND huyện;

  • Xây dựng và triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước năm 2024; Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp trên Trang Thông tin điện tử xã.

(Chi tiết các nhiệm vụ CCHC năm 2024 tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Văn phòng –Thống kê UBND xã (Bà Nguyễn Thị Lài)

-Chủ trì tham mưu thực hiện tốt lĩnh vực CCHC, làm đầu mối kiểm soát và đơn giản hóa TTHC; công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị phản ánh của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, TTHC; Giúp UBND xã đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với UBND xã.

  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan tham mưu thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy; lĩnh vực nâng cao chất lượng đội ngũ  cán bộ, công chức...
  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan xác định chỉ số CCHC năm 2024 của xã gửi Hội đồng huyện thẩm định. Tham mưu UBND xã các giải pháp nâng cao Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI năm 2024 và những năm tiếp theo.
  • Tiếp tục tham mưu rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung bộ Chỉ số CCHC, mức độ hoàn thành nhiệm vụ phù hợp. 
  • Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC và thực thi nhiệm vụ, công vụ của xã năm 2024.
  • Tham mưu quản lý, vận hành, đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu và triển khai hiệu quả các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh; theo dõi, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao.
  • Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa. Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần theo quy định tại Nghị định sổ 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Tham mưu tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch; kịp thời đề xuất UBND xã, Chủ tịch UBND xã biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. Văn phòng-Thống kê (Ông Trần Hoàng Thùy)

-Trực tiếp phụ trách lĩnh vực Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính Phủ số.

  • Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu chỉ đạo thực hiện tốt lĩnh vực liên quan đến cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tích hợp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần lên cổng Dịch vụ công Quốc gia theo quy định.

-Phối hợp công chức Văn hóa - Xã hội(VHTT) xây dựng kế hoạch tuyên truyền về công tác CCHC năm 2024 nhằm đẩy mạnh công tác CCHC trên địa bàn xã.

3. Tư pháp - Hộ tịch xã

Chủ trì phối hợp các cơ quan, ban ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND xã chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ về cải cách thể chế Nhà nước, tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật.

4. Tài chính - Kế toán xã

  • Tham mưu UBND, Chủ tịch UBND xã bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch

CCHC của xã; hướng dẫn các ban ngành liên quan lập, sử dụng dự toán và thanh, quyết toán kinh phí phục vụ công tác CCHC năm 2024.

  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tham mưu thực hiện tốt lĩnh vực cải cách tài chính công, các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công... 

-Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã, cân đối ngân sách để bố trí mua sắm trang thiết bị, chi các khoản hội nghị, chi cho con người để phục vụ liên quan đến công tác CCHC.

5. Văn hóa - Xã hội(VHTT) xã

- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền về công tác CCHC của xã năm 2024, bằng các hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBCC và người dân.

-Chủ động xây dựng chuyên mục, bài viết về cải cách hành chính, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành liên quan để tuyên truyền về Kế hoạch cải cách hành chính, Chuyển đổi số năm 2024 của xã.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các tổ chức chính trị - xã hội xã:

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 của xã; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác cải cách hành chính trong tổ chức mình; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính theo Kế hoạch.

7. Trạm y tế, Trường học trên địa bàn

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, ban ngành liên quan tham mưu UBND xã các biện pháp chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Đối với các nội dung là nhiệm vụ thường xuyên, thực hiện cân đối chi trong các  nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách năm 2024 đã được giao, tham mưu UBND xã quyết định theo quy định. 

Trên đây là Kế hoạch Cải cách hành chính xã Thanh năm 2024. Đề nghị các cơ quan, ban ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ được phân công nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về UBND xã (qua Văn phòng –Thống kê UBND xã) để xem xét, quyết định./.

Các tin khác
  • pageHolder.getStart() - 0
  • pageHolder.getNumberObjects() - 6
  • numberArticle - 6
  • numberRelation - 0
Lịch làm việc
Thông báo mới
Giấy mời
Hình ảnh